Ẩm thực Đức vô cùng phong phú đa dạng, nhưng những món ăn ở Đức không chỉ là những món ăn thông thường, mà qua mỗi món ăn lại ẩn chứa một nét văn hóa đặc trưng. Bánh ngọt Đức là một ví dụ, không chỉ đơn giản là những chiếc bánh ngọt thông thường như những quốc gia khác, mỗi loại bánh ngọt ở Đức ẩn chứa những giá trị văn hóa của một bề dày lịch sử lâu đời. Cùng khám phá những câu chuyện kể thú vị về bánh ngọt Đức nhé:

Prinzregententorte.

Chiếc bánh đặc biệt này được mệnh danh là “Người mẹ của mọi loại bánh chocolate”. Món bánh này là đặc trưng riêng của vùng Bayern, nó thường có từ 6 đến 9 lớp với màu tím quyến rũ, hương vị cực kì thơm ngon. Được biết tên của loại bánh này được đặt theo tên của vị hoàng tử Luitpold, đây là người đã trị vì vùng đất Bayern trong một thời gian. Tuy vậy, câu chuyện về người làm ra chiếc bánh này đang là vấn đề còn nhiều đáp án ở Đức. Có người cho rằng, chiếc bánh này là do đầu bếp của vị hoàng tử Luipold đã làm, có tên là Jonhn Rottenhofer. Nhưng có một số câu chuyện khác lại cho rằng người đầu bếp tài giỏi Anton Seidl mới là chủ nhân thực sự của chiếc bánh này. Chiếc bánh này nếu có 8 lớp nghĩa là nhắc đến 8 quân của vùng đất Bayern, còn 9 lớp tượng trưng cho 9 vị hoàng tử của vua Ldwig I. Loại bánh này đặc biệt ngon khi được uống kèm với trà, cà phê, hay bia trắng, đây là cách ăn bánh phổ biến ở Đức.

Chiếc bánh này có hương vị ngon tuyệt.
Chiếc bánh này có hương vị ngon tuyệt.

Streuselkuchen

Chiếc bánh này thực chất là loại “bánh bông lan phủ vụn bánh” ở Đức. Sở dĩ nói như vậy, bởi mặt trước của chiếc bánh thường được phủ những vụn bánh ngọt. Hương vị của loại bánh nổi tiếng này khá đặc biệt: lớp bánh bên trên giòn tan, nhưng lớp bánh bên dưới lại thơm mềm, cùng với một lớp bánh kem béo, hay mứt thơm ở giữa hai lớp bánh này. Loại bánh này là đặc trưng ở Silesia vào khoảng cuối thế kỉ 19, là món được yêu thích nhất ở khu vực này, thường được sử dụng trong các hội chợ, trong các lễ cưới, lễ rửa tội, hay trong ngày lễ Tạ ơn. Nhưng khi bước sang thế kỉ 20, loại bánh này còn có tên gọi khác là “bánh lễ tang”, bởi nó được sử dụng làm món ăn sau các buổi tang lễ, và người ta không sử dụng loại bánh này cho những sự kiện vui vẻ như trước nữa. Nếu muốn tìm hiểu nhiều hơn về những chiếc bánh ngọt Đức hãy nhanh tay đặt vé máy bay đi Đức nào.

Chiếc "bánh tang" đặc trưng ở Đức.
Chiếc “bánh tang” đặc trưng ở Đức.

Bienenstich

Chiếc bánh này, trong tiếng Đức có nghĩa là “vết ong đốt”- rất thú vị đúng không nào. Được biết rằng tên gọi của chiếc bánh này là do có một chú ong bị cuốn hút bởi hương vị tuyệt vời của loại bánh được từ kem tươi, phủ một lớp hạnh nhân và lớp nhân kem vanilla, hay kem tươi lên trên. Nên đã bay tới đốt một người thợ khi ông đang làm bánh, từ đó chiếc bánh này có tên gọi như vậy. Hương vị của chiếc bánh này vô cùng quyến rũ, nếu đến Đức nhất định các bạn không nên bỏ lỡ. Chiếc bánh này còn được coi là “chiếc bánh cổ nhất nước Đức”, bởi nó đã ra đời rất lâu ở Đức.

Chiếc bánh "vết ong đốt" ở Đức.
Chiếc bánh “vết ong đốt” ở Đức.

Baumkuchen

Loại bánh đặc biệt này có tên gọi khá thú vị, theo tiếng Đức, có nghĩa là “cái cây”. Lý do chiếc bánh được gọi như vậy là vì, bánh có màu vàng, hình vòng tròn, có lỗ ở giữa, để tượng trưng cho các vân gỗ của cây. Công thức làm loại bánh trứ danh này xuất hiện trong cuốn sách dành cho những đầu bếp chuyên nghiệp đầu tiên khi được xuất bản ở Đức. Cho nên hương vị của loại bánh này vô cùng hấp dẫn nhé. Loại bánh này được sử dụng nhiều trong các đám cưới vì bánh nhìn rất đẹp mắt, và hương vị ngon tuyệt. Bánh Baumkuchen có một loại truyền thống phổ biến, ngoài ra còn rất nhiều kiểu biến thể khác nhau. Theo kiểu truyền thống chiếc bánh này bao gồm 15 đến 20 lớp bột và được phủ một lớp socola đẹp mắt bên ngoài.

Đây là chiếc bánh "cái cây" ngon tuyệt.
Đây là chiếc bánh “cái cây” ngon tuyệt.

Ngoài ra còn rất nhiều loại bánh ngọt ở Đức khác với những câu chuyện thú vị không kém và hương vị tuyệt vời đang chờ du khách. Còn chần chờ gì nữa mà các bạn không nhanh tay đặt vé máy bay đi Đức từ Đại lý China Southern Airlines nào.

Gọi điện Chat Zalo