4255 Lượt xem

Trung Quốc là một trong những quốc gia đông dân nhất cùng với đó là sự du nhập của nhiều ẩm thực và hương vị của các quốc gia trên thế giới. Phong cách ẩm thực của Trung Quốc đa dạng trong sự khác biệt, nếu như tìm hiểu về ẩm thực của Trung Quốc, quý khách sẽ thấy sự đặc biệt này. Người Trung Quốc đã hình tượng hóa các trường phái ẩm thực của họ theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nhưng quy tụ lại, ngày Tết không thể thiếu được những món ăn này.

Cùng China Southern Airlines khám phá những món ăn nhất định phải chế biến và thưởng thức trong ngày Tết của người dân Trung Hoa nhé.

Người Trung Quốc chế biến món ăn gì vào ngày Tết?

Ngày Tết là ngày có ý nghĩa quan trọng và đặc biệt đối với người dân Trung Hoa. Và trong ngày đặc biệt này, người Trung Quốc luôn chỉnh chu và sắp đặt những mâm cơm cúng gia tiên chi tiết, cầu kì nhất. Vậy những món ăn nào sẽ được người Trung Quốc trổ tài?

Món sủi cảo Trung Quốc.

Món ăn bất di bất dịch trong danh sách những món ăn ngày Tết của người Trung Quốc là sủi cảo. Hi vọng về tương lai tương sáng, một năm mới với nhiều niềm vui và hạnh phúc là ý nghĩa của món ăn này đem lại.

Món sủi cảo nhìn hình dáng bên ngoài giống như những đồng tiền của Trung Quốc. Món sủi cảo được chuẩn bị từ tối và hoàn thành vào trước thời điểm giao thừa, mọi người đều trở về và quây quần cùng nhau hoàn thành món ăn này.

Người Trung Quốc chế biến món ăn gì vào ngày Tết?
Người Trung Quốc chế biến món ăn gì vào ngày Tết?

Món bánh sủi cảo được làm từ bột mỳ và nhân thịt, có thể có một số nhân khác sau đó được gói lại, gấp đôi vỏ bánh hình tròn lại, dùng ngón tay trái và tay phải viền theo hình bán nguyệt là được.

Ngoài những ý nghĩa trên, món sủi cảo còn mang ý nghĩa cho sự đoàn tụ, các thành viên trong gia đình trở về và cùng nhau quây quần. Không chỉ có dịp Tết đặc biệt mà dịp lễ Tạ ơn, người dân Trung Quốc cũng làm món bánh này.

Bánh tổ Trung Quốc.

Món bánh không thể thiếu trong các mâm cơm cúng gia tiên của người Trung Hoa chính là món bánh tổ. Nếu như Việt Nam coi bánh chưng là một lễ vật tế trời đất thì bánh tổ cũng được coi như vậy đối với người Trung Hoa.

Bánh tổ được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Người Trung Hoa lựa chọn gạo nếp tốt nhất, dẻo nhất và thơm lừng. Đường để làm cùng món bánh này được thắng rất kĩ và loại bỏ hết tạp chất, thêm một chút gừng vào để ngấm hương vị.

Nếu như quý khách đã thưởng thức, quý khách có thể thấy một số món bánh tại Việt Nam có hương vị giống như món bánh tổ của người Trung. Tuy nhiên để cảm nhận chính xác hương vị của bánh tổ, quý khách nên đặt vé máy bay đi Trung Quốc và thưởng thức.

Bánh tổ được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau như hấp, rán và được chế biến thành nhiều hương vị khác nhau. Bánh tổ có hương vị khác nhau: bánh tổ nhân khoai môn, bánh tổ táo tàu, bánh tổ tẩm bột ngô rán…

Salad cá Trung Quốc.

Salad cá hay còn được gọi là Yu Sheng là một trong những món ăn không thể thiếu được và luôn có mặt trong mâm cơm ngày Tết của người Trung Quốc. Nguyên liệu để làm nên món salad cá này đa dạng bao gồm: cá, rau tươi, hoa quả, củ quả, sứa, đu đủ, khoai lang, hẹ ngâm và nhiều nguyên liệu khác. Điểm đặc biệt của món ăn này chính là sự tổng hợp của 27 nguyên liệu khác nhau không thể kể hết được.

Người Trung Quốc chế biến món ăn gì vào ngày Tết?
Người Trung Quốc chế biến món ăn gì vào ngày Tết?

Món salad đủ màu sắc sẽ giúp cho họ cảm nhận được đa dạng cuộc sống và đặc biệt món năn này đem đến sự thịnh vượng. Mỗi một nguyên liệu sẽ có một xứ mệnh khác nhau và quý khách đừng quên thưởng thức món ăn này nhé.

Gà Kung Pao Trung Quốc

Một trong những món ăn không thể thiếu và có ý trường thọ dành cho các thành viên trong gia đình của người Trung Quốc là gà Kung Pao. Gà Kung Pao là món ăn được chế biến đặc biệt cùng với ớt và đậu phộng. Món ăn mang đặc trưng của tỉnh Tứ Xuyên vì vậy được chế biến với đầy đủ hương vị, kết hợp với xì dầu và ớt cay.

Với 4 món ăn tiêu biểu và quan trọng trong ngày Tết của người Trung Hoa, quý khách có thêm cẩm nang để thực hiện du lịch của mình tới Trung Quốc rồi.

 

 

error: Content is protected !!
Gọi điện Chat Zalo