1098 Lượt xem

Bạch Mã Tự, ngôi chùa cổ nhất Trung Quốc, cách thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam 6 dặm. Đó là nơi được các đệ tử Phật gia công nhận là nơi ở của các tổ sư Phật giáo và là nơi Phật Pháp được truyền dạy. Theo chân Đại lý China Southern ghé thăm ngôi chùa cổ này.

Chùa Bạch Mã
Chùa Bạch Mã

Giai thoại về Bạch Mã Tự

Theo truyền thuyết, vua Minh Đế (28-75) nhà Hán nằm mơ thấy một vị thần có sắc thân vàng bay từ phương Tây đến hoàng cung. Sáng hôm sau nhà vua kể lại sự việc với các triều thần và được một vị đại thần tâu rằng ông nghe nói ở Tây Trúc có một người đắc đạo được xưng là Phật. Và rằng vị thần mà nhà vua gặp trong mơ có thể là Đức Phật đó. Tin lời vị đại thần, nhà vua sau đó phái một phái đoàn gồm 18 người đến Tây Trúc để thỉnh kinh Phật.

Phái đoàn này đã đến Ấn Độ và ba năm sau, cùng với hai Tăng sĩ Ấn Độ là Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan trở về và mang theo một tượng Phật, xá-lợi cùng với nhiều kinh sách được chở bởi một con ngựa trắng.

Sau khi về đến Lạc Dương, nhà vua cho xây dựng một ngôi chùa bên ngoài Tây Ung Môn để cho hai vị Tăng cư ngụ và dịch kinh. Địa điểm xây dựng ngôi chùa vốn là nơi Hán Minh Đế sử dụng như một nơi nghỉ mùa hè. Ngôi chùa được đặt tên là “Bạch Mã” để tưởng nhớ công việc khó khăn mà con bạch mã đã đảm nhiệm, là mang kinh Phật từ Ấn Độ đến Trung Quốc.

Ngôi chùa được đặt tên là “Bạch Mã” để tưởng nhớ công việc khó khăn mà con bạch mã đã đảm nhiệm
Ngôi chùa được đặt tên là “Bạch Mã” để tưởng nhớ công việc khó khăn mà con bạch mã đã đảm nhiệm

Kiến trúc của Bạch Mã Tự

Kiến trúc của Bạch Mã tự hiện nay vẫn còn khá hoàn chỉnh. Ngoại vi chùa là một vùng cỏ xanh rộng lớn, bao quanh là rất nhiều cây cối xanh biếc. Khoảng giữa có một con đường đá dẫn thẳng vào cổng chùa. Cổng chùa được thiết kế theo kiểu “Tam quan”.

Bạch Mã tự là nơi yên nghỉ của hai cao sư Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan. Bên trong chùa có bốn ngôi Phật điện và một đài các. Qua cửa chùa, tiến vào ngôi thứ nhất là điện Thiên vương. Bên trong điện có tượng của bốn vị Thiên vương với dòng chữ lớn là “Phong điều vũ thuận”.

Nhị vị cao tăng Nhiếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan ở trong Bạch Mã Tự
Nhị vị cao tăng Nhiếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan ở trong Bạch Mã Tự

Ngôi thứ hai là điện đại Phật. Ở chính điện có tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Hai bên tượng Phật là tượng của Ca Diếp và A Nan đứng hầu. Hai bên đông tây là tượng ngồi của Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát. Ngôi điện thứ ba là điện Đại Hùng. Ở đó có tòa an vị tượng đức Phật Thích Ca. Hai bên cạnh tượng được chạm khắc mười tám vị La-hán. Ngôi điện sau cùng là điện Tiếp Dẫn.

Chùa Bạch Mã rộng 47.840 m2 và có hơn 100 gian điện đường thờ phượng. Các điện lớn được đặt trên một đường trung tâm chạy theo hướng Bắc-Nam.

Bạch Mã Tự – địa điểm du lịch ngày nay

Bạn đã lên kế hoạch bằng việc mua Vé máy bay khứ hồi đi Trung Quốc thì đừng bỏ qua địa điểm này.

Đứng trước ngôi chùa cổ kính trang nghiêm ngàn năm tuổi, mang dấu ấn cho sự khởi phát của Phật giáo Trung Hoa, du khách không khỏi thán phục. Dù trải qua bao cuộc binh biến của các thời kỳ, Bạch Mã tự vẫn đứng nguyên đấy, như chứng nhân của lịch sử.

error: Content is protected !!
Gọi điện Chat Zalo